
1. Tạo môi trường học tập cho trẻ
Mẹ âu yếm, chỉ cho bé cách nắm đồ vật, hay cùng nhau vui đùa trên thảm cỏ…. là những cách đơn giản giúp trẻ học hỏi tốt hơn. Một điều quan trọng nữa là hãy khuyến khích trẻ tự mình khám phá một khả năng nào đó ví dụ như cầm một quyển sách, bứt một chiếc lá….
2. Liên tục lặp lại
“Bộ não cần thời gian để củng cố các kết nối và kiến thức đã nhận biết, quá trình này đòi hỏi sự lặp lại” tiến sỹ Oakes chia sẻ “Điều này giống như bạn xem một bộ phim lần thứ hai và phát hiện ra những chi tiết bị bỏ sót lần trước. Trẻ sơ sinh hình thành ký ức sâu sắc hơn nếu được tiếp xúc nhiều lần”. Vì thế hãy lặp lại một bài hát, chơi trò chơi yêu thích hàng ngày vào giờ cố định…, hãy thiết lập thói quen, thời gian biểu và thi thoảng thay đổi chúng một chút (ví dụ thay đổi “bà” bằng “ba” trong bài hát quen thuộc) sẽ giúp bé củng cố kiến thức cũ và tiếp nhận những điều mới.
3. Dùng ngôn ngữ của bạn nói chuyện với trẻ
Những đứa trẻ thường xuyên giao tiếp với cha mẹ từ nhỏ sẽ có vốn từ vựng phòng phú và học nói nhanh hơn vì chúng có khả năng lưu giữ lượng từ vựng đã được nghe. Ngay khi con bắt đầu bập bẹ ở thời điểm 4-6 tháng tuổi, cha mẹ hãy tạo ra các tương tác như: mỉm cười, giao tiếp bằng ánh mắt, nhắc lại âm thanh trẻ vừa tạo ra và dừng lại cho bé phản ứng.
4. Tạo ra các giai điệu
Trẻ ghi nhớ thông tin tốt hơn nếu chúng có giai điệu. Vì thế hãy cho trẻ thường xuyên nghe những bài hát thiếu nhi đơn giản, có nhịp điệu vui tươi và lặp lại. Khi nói chuyện với bé, hãy dùng vần điệu. Ví dụ, bạn cho bé xem bức ảnh bà ngoại và ngân nga “Đây là bà ngoại, bà ngoại của Bi”….
5. Tạo không khí vui vẻ
Trẻ có xu hướng tái hiện lại các cảm xúc tích cực tốt hơn. Điều đó chỉ ra rằng những cảm xúc tốt sẽ giúp trẻ tập trung và học tập tốt hơn. Vì thế khi cùng chơi hay nói chuyện với bé, cha mẹ hãy thể hiện những biểu cảm vui tươi từ khuôn mặt cho đến giọng nói để con ghi nhớ thông tin tốt hơn nhé.
0 nhận xét: